1. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN:
Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
1.1 Công ty TNHH một thành viên: Một chủ sở hữu là thành viên góp vốn duy nhất.
1.2 Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Cơ cấu gồm
(i) chủ tịch công ty hoặc hội đồng thành viên
(ii) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
(iii) Ban kiểm soát (nếu có).
2. CÔNG TY CỔ PHẦN:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phiếu;
Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cơ cấu tổ chức gồm:
(i) Đại hội đồng cổ đông
(ii) Hội đồng quản trị
(iii) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
(iv) Ban kiểm soát
3. CÔNG TY HỢP DANH:
Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).
Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, trong các loại hình doanh nghiệp, loại hình công ty TNHH chiếm đa số vì có cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý điều hành và tổ chức kinh doanh, giới hạn trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp, cơ động trong khả năng quản trị, quyết định.
Ít phổ biến hơn là công ty cổ phần do giới hạn số lượng cổ đông tối thiểu, cơ cấu tổ chức phức tạp hơn, ngoài ra là do khả năng bảo mật kinh doanh – bảo mật tài chính hạn chế (công ty phải công khai, báo cáo với cổ đông), loại hình này phù hợp với việc linh hoạt huy động vốn với cơ cấu vốn linh hoạt, nhiều thành viên có thể tham gia cùng lúc – chuyển nhượng dễ dàng, phân định quyền riêng đối với từng đối tượng góp vốn đầu tư.
Thiểu số là công ty hợp danh. Loại hình này sở dĩ ít được chọn vì tính chất là người tham gia phải chịu trách nhiệm cho công ty được thành lập bằng toàn bộ tài sản của mình làm cho tính rủi ro của loại hình công ty này cao do đó các nhà đầu tư lựa chọn loại hình này thường kinh doanh trong ngành có rủi ro thấp. Nhưng bù lại vì vậy mà có sự tín nhiệm lớn tương ứng đối với khách hàng, đối tác.